Trong năm 2021, cả
nước có 47,515 sản phẩm mới, trong đó, Hà Nội là 3,163 sản phẩm, Tp.HCM có
5,006 sản phẩm và chỉ chiếm 1/3 tổng sản phẩm.
Báo cáo của Hội môi giới BĐS Việt Nam chỉ ra,
tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước đạt 165,742 sản phẩm.
Trong đó: Chung cư: 106,804 sản phẩm chiếm 64% tổng sản phẩm; Thấp tầng (bao
gồm cả đất nền): 58,938 sản phẩm chiếm 36% tổng sản phẩm.
Về dòng sản phẩm cũ, cả nước có 118,227 sản
phẩm. Trong đó, Hà Nội là 23,339 sản phẩm; Tp.HCM có 7,677 sản phẩm.
Về lực cầu, tổng lượng giao dịch cả nước là
61,766 sản phẩm, cụ thể: Chung cư: 30,190 sản phẩm; thấp tầng (bao gồm cả đất
nền): 31,576 sản phẩm. Phản ánh thực trạng về dự án chung cư ở Hà Nội và Tp.HCM
hiện nay đang dần ít đi. Trong đó, Hà Nội có 8.965 sản phẩm; Tp.HCM có 6.213
sản phẩm.
Như vậy, tương quan cung cầu đang có sự chênh
lệch. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, trong 4 năm trở lại đây các chỉ số về sản phẩm
đang có sự tăng trưởng khá mạnh mặc dù 2 năm gần đây ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19. Thị trường vẫn rất khả quan và tốt.
Về thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng: Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù
hoạt động du lịch – nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 nhưng vẫn duy
trì trạng thái sôi động, thu hút hoạt động đầu tư. Bởi các nhà đầu tư đánh giá
cao tiềm năng phát triển của kinh tế du lịch ở Việt Nam.
Thống kê 10 địa phương có hoạt động giao dịch
thị trường mạnh: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy
Nhơn, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc.
Những dự án được các nhà đầu tư quan tâm, chủ
yếu phải là: Dự án có quy mô lớn, cung cấp đa chức năng (đô thị du lịch); Dự án
có pháp lý và cung cấp pháp lý đầy đủ cho nhà đầu tư; được tạo lập bởi chủ đầu
tư có uy tín, thương hiệu.
Condotel vẫn là dòng sản phẩm bán chậm, bởi
chưa cải thiện được pháp lý. Lượng chào bán trên toàn thị trường tăng tốc trong
quý 3/2021. Trong quý đạt 7,206 sản phẩm, chào bán (nâng tổng chào bán trong
năm lên trên 10.000 sản phẩm). Giao dịch trong quý III đạt 2,280 sản phẩm, tỷ
lệ hấp thụ tương ứng 31,6%.
Về thị trường bất động sản công nghiệp. Bất chấp Covid-19, hầu hết các khu công nghiệp
vẫn duy trì hoạt động sản xuất: Giá thuê mặt bằng không biến động nhiều so với
năm trước, không chịu nhiều tác động từ thị trường bất động sản bên ngoài,
quanh các khu công nghiệp.
Nhà cho công nhân thuê bị trả lại nhiều ước
đạt khoảng 30%. Chủ cho thuê phải hỗ trợ giá trung bình 20 - 30% cho các đối
tượng còn thuê.
Bất động sản cung cấp dịch vụ không thiết yếu
phục vụ xung quanh khu công nghiệp không thể hoạt động.
Về thị trường bất động sản văn phòng, bán lẻ, nhà phố thương
mại: Với
bất động sản văn phòng (Tại Hà Nội, TP.HCM), ảnh hưởng do Covid-19, có mức độ
khác nhau với từng loại phân khúc. Phân khúc hạng A gần như không bị ảnh hưởng,
không có biến động nhiều. Phân khúc hạng B, C bị ảnh hưởng mạnh. Trả lại mặt
bằng khoảng 30%. Giá cho thuê văn phòng không giảm. Nhưng phần lớn chủ mặt bằng
phải hỗ trợ đơn vị thuê từ 10 - 30% giá thuê, trong thời gian thực hiện Chỉ thị
16 của Chính phủ và chính sách hỗ trợ đơn vị thuê mới từ 2 - 3 tháng tiền thuê.
Trên 50% cửa hàng bán lẻ ngoài phố phải dừng
hoạt động. Các trung tâm thương mại duy trì được hoạt động nhưng đều bị ảnh
hưởng bởi chỉ hoạt động loại hàng hóa thiết yếu.
"Nói chung, thị trường bất động sản năm
qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhất là quý 3/2021. Nguồn cung đã
sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách
chưa được tháo gỡ triệt để. Giao dịch trên thị trường thường xuyên đối mặt với
tình trạng đứt gãy, gián đoạn. Đồng thời, thị trường cũng xuất hiện lực cầu F0.
Trạng thái của thị trường thay đổi nhiều và mạnh, có giai đoạn sốt cao, có giai
đoạn trầm lắng", đại diện Hội môi giới BĐS Việt Nam nhấn mạnh.
Theo hội này, mất cân đối cung - cầu rất
nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM.
Giá bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao. Đặc biệt là thành phố
lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Và ở Tp.HCM giá bất động sản hiện nay tăng gấp 2 lần
và không có dấu hiệu giảm.
Dự báo thị trường bất động sản năm 2022, ông
Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư kí Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, khả năng phục
hồi nền kinh tế thị trường bất động sản Việt Nam, trong trạng thái bình
thường mới đồng thời có sự nỗ lực hệ thống quản lý dịch bệnh, là tươi sáng.
Nguồn cung trên thị trường chưa có nhiều cải
thiện. Do thủ tục đầu tư vẫn chưa thể tháo gỡ triệt để vướng mắc, nhất là Hà
Nội và Tp.HCM. Xu hướng giá bất động sản có thể tiếp tục tăng ở mức cao.
Do nguồn cung yếu và áp lực mạnh. Lực cầu vẫn được duy trì, thậm chí có
thể mạnh hơn. Đầu tư nên hút vào thị trường này. Đất nền và bất động sản
du lịch – nghỉ dưỡng tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm nhiều; Bất động
sản công nghiệp sẽ tăng trưởng tốt; Bất động sản bán lẻ sẽ ổn định và xu
hướng sẽ tăng trưởng.
Theo vị chuyên gia này, đại dịch Covid-19
khiến kinh tế bị đình trệ, đứt gãy dẫn đến suy yếu; nhiều doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể, liên tục
phải dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng bán dự án.
Thị trường cũng chứng kiến tình trạng đứt gãy
cung ứng nguyên vật liệu – thiết bị; khó khăn thực hiện thủ tục đầu tư, kéo dài
thời gian phê duyệt – cấp phép xây dựng; vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến
không thể phê duyệt hồ sơ đầu tư dự án. Từ đó dẫn tới Hệ quả: Khó cải thiện
nguồn cung cho thị trường bất động sản. Chủ đầu tư dự án bất động sản khó khăn
thu hồi vốn đầu tư, nhưng vẫn phải duy trì cho dự án.
Với thị trường bất động sản du lịch – nghỉ
dưỡng, chính sách hỗ trợ cho phát triển bất động sản du lịch chưa được quan tâm
đúng mức; Chính sách hỗ trợ khó khăn của các khu bất động sản du lịch – nghỉ
dưỡng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 chưa tương xứng; Chính sách về pháp lý cho đầu
tư sản phẩm bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng chưa đủ để an tâm các nhà đầu tư
tham gia vào thị trường này; Thiếu cơ chế chính sách thu hút vốn ngoại,
đầu tư vào sản phẩm bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng trong nước.