Sign In

LIÊN HỆ NGAY

Bất động sản công nghiệp “màu mỡ“, nhiều doanh nghiệp chạy đua mở rộng quỹ đất

01/06/2021

Giá thuê bất động sản công nghiệp liên tục tăng trong vòng 2 năm trở lại đây biến phân khúc này trở thành "miếng bánh béo bở". Theo đó, đầu năm 2021, phân khúc này tiếp tục có những cuộc chạy đua mở rộng quỹ đất.

Trước những dự báo lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2022 và kết quả thu hút đầu tư 3 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng khá mạnh, hàng loạt dự án xây dựng khu công nghiệp (KCN) quy mô hàng trăm héc-ta, giá trị đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng tại nhiều tỉnh, thành được phê duyệt chủ trương. Điều này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đất cho sản xuất công nghiệp dự báo sẽ tăng vọt trong thời gian tới.

Báo cáo quý I/2021 của Colliers Việt Nam cho biết, giá chào thuê trung bình cho đất công nghiệp tại TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 165 USD/m2/kỳ hạn thuê, tỷ lệ lấp đầy hơn 85%. Tại Hà Nội, giá chào thuê trung bình duy trì ở mức 140 USD/m2/kỳ hạn thuê và tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 90%.

Sự khan hiếm về nguồn cung KCN tại TP.HCM và Hà Nội diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đất công nghiệp, nhà xưởng và kho bãi tăng cao là nguồn cơn khiến cho giá thuê bất động sản công nghiệp không ngừng tăng.


anh-1.png

Bởi vậy hiện tại, ở phía Bắc, nhiều nhà đầu tư đã đẩy mạnh chuyển hướng tìm kiếm đất công nghiệp ở các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương hay Bắc Ninh, nơi có giá thuê đất thấp hơn và quỹ đất dồi dào hơn.

Tại Hải Phòng, từ đầu năm đến nay, các KCN và khu kinh tế của Hải Phòng đã thu hút được 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đạt 44,3% kế hoạch và tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có 9 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư hơn 105,2 triệu USD và 23 dự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm 967 triệu USD.

Đơn cử như dự án của Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng (LGD) có số vốn tăng đầu tư thêm 750 triệu USD tại KCN Tràng Duệ. Ngoài ra còn có những dự án tăng vốn như dự án của Hitron Technologies Việt Nam tại KCN An Dương (tăng thêm 33,8 triệu USD); Ohsung Vina tại KCN Nam Đình Vũ 1 (tăng thêm 19 triệu USD).

Một số dự án cấp mới đáng chú ý tại KCN Nam cầu Kiền, VSIP, Tràng Duệ như dự án gia công, sản xuất thiết bị điện thoại di động Tinno (19 triệu USD); dự án sản xuất các sản phẩm từ thạch cao của chi nhánh Công ty Yoshino Gypsum Việt Nam (19,5 triệu USD)...

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng có văn bản đồng ý chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng KCN Quế Võ mở rộng của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP. Theo đó, hai KCN Quế Võ của Kinh Bắc tại Bắc Ninh có tổng diện tích 611ha. Trong đó, KCN Quế Võ hiện hữu có diện tích 300ha và KCN Quế Võ mở rộng có diện tích 311ha.

Tại Bắc Ninh, một trong những dự án lớn được phê duyệt là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Gia Bình, có tổng vốn hơn 2.578 tỷ đồng, quy mô 306,69ha tại huyện Gia Bình. Ngoài ra, còn có dự án đầu tư KCN Yên Phong II-A tại huyện Yên Phong quy mô 151,27ha. Gần đây nhất, ngày 12/4, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thành lập KCN Gia Bình II diện tích 250ha thuộc huyện Gia Bình.

Còn ở miền Nam, một số tỉnh đã và đang lên kế hoạch mở rộng các KCN để thu hút đầu tư nước ngoài, như tỉnh Long An đã được phê duyệt bổ sung 3 KCN mới vào quy hoạch quốc gia gồm KCN Sài Gòn - Mê Kông có diện tích 200ha, KCN Tân Tập có diện tích 654ha và KCN Lộc Giang có diện tích 466ha.

Sáu địa phương của tỉnh Đồng Nai như các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Nhơn Trạch và thành phố Long Khánh cũng có kế hoạch xây dựng thêm các KCN, mỗi KCN từ 200ha đến 900ha, để giải quyết tình trạng thiếu diện tích.

Trước những dự báo lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2022 và kết quả thu hút đầu tư 3 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng khá mạnh, hàng loạt dự án xây dựng khu công nghiệp (KCN) quy mô hàng trăm héc-ta, giá trị đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng tại nhiều tỉnh, thành được phê duyệt chủ trương. Điều này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đất cho sản xuất công nghiệp dự báo sẽ tăng vọt trong thời gian tới.

Báo cáo quý I/2021 của Colliers Việt Nam cho biết, giá chào thuê trung bình cho đất công nghiệp tại TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 165 USD/m2/kỳ hạn thuê, tỷ lệ lấp đầy hơn 85%. Tại Hà Nội, giá chào thuê trung bình duy trì ở mức 140 USD/m2/kỳ hạn thuê và tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 90%.

Sự khan hiếm về nguồn cung KCN tại TP.HCM và Hà Nội diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đất công nghiệp, nhà xưởng và kho bãi tăng cao là nguồn cơn khiến cho giá thuê bất động sản công nghiệp không ngừng tăng.

Bởi vậy hiện tại, ở phía Bắc, nhiều nhà đầu tư đã đẩy mạnh chuyển hướng tìm kiếm đất công nghiệp ở các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương hay Bắc Ninh, nơi có giá thuê đất thấp hơn và quỹ đất dồi dào hơn.

Tại Hải Phòng, từ đầu năm đến nay, các KCN và khu kinh tế của Hải Phòng đã thu hút được 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đạt 44,3% kế hoạch và tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có 9 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư hơn 105,2 triệu USD và 23 dự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm 967 triệu USD.

Đơn cử như dự án của Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng (LGD) có số vốn tăng đầu tư thêm 750 triệu USD tại KCN Tràng Duệ. Ngoài ra còn có những dự án tăng vốn như dự án của Hitron Technologies Việt Nam tại KCN An Dương (tăng thêm 33,8 triệu USD); Ohsung Vina tại KCN Nam Đình Vũ 1 (tăng thêm 19 triệu USD).

Một số dự án cấp mới đáng chú ý tại KCN Nam cầu Kiền, VSIP, Tràng Duệ như dự án gia công, sản xuất thiết bị điện thoại di động Tinno (19 triệu USD); dự án sản xuất các sản phẩm từ thạch cao của chi nhánh Công ty Yoshino Gypsum Việt Nam (19,5 triệu USD)...

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng có văn bản đồng ý chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng KCN Quế Võ mở rộng của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP. Theo đó, hai KCN Quế Võ của Kinh Bắc tại Bắc Ninh có tổng diện tích 611ha. Trong đó, KCN Quế Võ hiện hữu có diện tích 300ha và KCN Quế Võ mở rộng có diện tích 311ha.

Tại Bắc Ninh, một trong những dự án lớn được phê duyệt là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Gia Bình, có tổng vốn hơn 2.578 tỷ đồng, quy mô 306,69ha tại huyện Gia Bình. Ngoài ra, còn có dự án đầu tư KCN Yên Phong II-A tại huyện Yên Phong quy mô 151,27ha. Gần đây nhất, ngày 12/4, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thành lập KCN Gia Bình II diện tích 250ha thuộc huyện Gia Bình.

Còn ở miền Nam, một số tỉnh đã và đang lên kế hoạch mở rộng các KCN để thu hút đầu tư nước ngoài, như tỉnh Long An đã được phê duyệt bổ sung 3 KCN mới vào quy hoạch quốc gia gồm KCN Sài Gòn - Mê Kông có diện tích 200ha, KCN Tân Tập có diện tích 654ha và KCN Lộc Giang có diện tích 466ha.

Sáu địa phương của tỉnh Đồng Nai như các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Nhơn Trạch và thành phố Long Khánh cũng có kế hoạch xây dựng thêm các KCN, mỗi KCN từ 200ha đến 900ha, để giải quyết tình trạng thiếu diện tích.




CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM